Tại sao cần rã đông tủ đông công nghiệp ?
Việc bị đóng băng tuyết khoang đông tại các tủ lạnh cũ, tủ giá rẻ hay ngay cả tủ đông công nghiệp cũng vậy. Sau một thời gian sửu dụng thường bị xuất hiện lớp bắng tuyết phủ trên bề mặt ngăn và thành tủ. Nguyên nhân là do không khí trong tủ lạnh có độ ẩm cao, khi gặp hơi nước nhiều dẫn đến tình trạng đóng băng tuyết xung quanh khoang tủ.
Có rất nhiều người sử dụng nghĩ răng việc đó không ảnh hưởng nhiều và trì hoãn trong việc vệ sinh phá bỏ lớp băng tuyết đó. Việc tủ đông công nghiệp bị đóng băng tuyết dày đặc nhiều tác hại mà không thể ngờ đến gây ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng.
Tình trạng này sẽ làm cho công suất tiêu thụ điện tăng lên đáng kể do băng tuyết đã bịt kín hệ thống cấp khi lạnh và hệ thống quạt, các lọi thực phẩm đang được bảo quản sẽ nhanh hỏng do không cung cấp đủ nhiệt độ yêu cầu. Lâu ngày sẽ dẫn đến hỏng hệ thống cấp lạnh , quạt gió của tủ, ngoài ra , lớp tuyết cong chiếm nhiều diện tích của tủ dẫn đến không gian lưu trữ bị giảm và gây lãng phí.
Dụng cụ cần chuẩn bị
Bạn nghĩ rằng việc sử dụng các công cụ như búa, đục..có thể giúp vệ sinh nhanh chóng hơn ư! Làm như thế có thể gây hỏng tủ ngay lập tức.
Để rã đông tủ đông công nghiệp đúng các, ta cần chuẩn bị những đồ dùng , dụng cụ cần thiết như sau :
- Khăn hoặc giấy báo
- Nước đã được đun sôi
- Vài quả canh tưởi hoặc có thể dùng bột backing soda
- Nếu như lớp bằng tuyết nhiều thì chuẩn bị thêm xô, chậu
Các bước rã đông tủ đông công nghiệp đúng cách và an toàn
Bước 1 : ngắt điện
Việc đầu tiên cần làm ngay làm cần phải đưa chết độ tủ về mức 0 và ngắt phích cắm ( để an toàn điện, ta có thể kéo tủ đông ra một chút chỗ ổ cắm điện)
Bước 2 : Lấy các loại thực phẩm có trong tủ
Lấy hết những thực phẩm đang được bảo quản trong tủ và bảo quản chúng tạm thời ở một nơi khác hoặc có thể sử dụng thùng cách nhiệt
Bước 3 : tháo bỏ các khay ngăn bên trong
Hãy dỡ bỏ hết các khay ngăn trong tủ ra ngoài để làm vệ sinh. Nếu chúng bị kẹt bởi băng tuyết thì cũng đừng cố đập phá chúng để lấy nhé. Điều đó không quá cần thiết và có thể dẫn đến hỏng những món đồ này.
Bước 4 : tìm lỗ thoát nước
Hầu hết các đường ống dẫn nước thừa đề được đặt ở dưới cùng và phía sau tủ.
Nếu có một đường ống khác bạn có thể nối vào để dẫn nước khi tan băng ra xa, hoặc xô, chậu để hứng nước thừa.
Lấy thêm khăn khoặc giấy báo để lót phí dưới tránh cho nước chảy hết ra phía bên ngoài.
Bước 5 : Rã đông tủ lạnh
Bạn có thể dùng 1 hoặc nhiều các khác như bên dưới đây:
- Chờ cho băng tuyết tan : chờ cho băng tuyết tan hết là cách dễ dàng nhất mà ai cũng có thể nghĩ ra được và cũng vô cùng an toàn. Những sẽ mất rất nhiều thời gian
- Dùng quat : cách này có thể coi là thêm gia vị cho cách trên, ta chỉ việc sử dụng quạt để giúp bằng tuyết nhanh khô hơn.
- Dùng máy sấy tóc : các này khá hiệu quả nhưng đối với nhiều lớp băng tuyết dày thì phải tốn rất nhiều công sức đấy. Khác với các loại tủ lạnh gia đình, hầu hết các tủ đông công nghiệp đều được làm bằng inox nên việc sử dụng máy sấy tóc sẽ không sao
- Pha băng bằng dụng cụ : dụng cụ tốt nhất hiệu quả nhất là bạn có thể dùng cây vét bột sơn hoặc những chiếc thìa muôi dẹp một chút và bắt đầu cạo bằng tuyết ra ngoài. Các này tốn sức nhất nhưng sẽ giúp nhanh hơn nhiều ( lưu ý : không nên dùng những vật sắc nhọn trong quá trình sử dụng băng tuyết rất trơn có thể gây nguy hiểm và hỏng tủ)
- Dùng nồi hoặc bát đựng nước nóng đăt lên kệ ngăn đông : các này khá hay phù hợp sử dụng với những tình trạng vị băng tuyết nhiều và dày, mà không cần phải ngồi đục hay phá. Ta chỉ việc chuẩn bị một nồi nước sôi và đặt lên trên nhưng tảng bằng tuyết và chúng sẽ tan ra rất nhanh.
- Với những chỗ nhỏ bé ta có thẻ dùng khăn vải nóng : dùng khăn vải nhúng vào nướng nóng ấm và trà lên làm bong các lớp băng tuyết.
Bước 6 : Lau khô nước
Sau khi đã rã đông xong, dùng khăn lau khô mọi vị trí của tủ
Bước 7 : làm sạch tủ
Dùng những quả chanh đã chuẩn bị vắt lấy nước và hòa chung với một chút nước ấm, lấy khăn sạch nhúng vào hỗn hợp vừa có lau sạch phía bên trong cửa tủ. Có tác dụng khử mùi và sát khuẩn nhẹ cho tủ, sau cùng lau lại 1 lượt bằng bằng nước sạch và chờ chút cho khô ráo.
Với những khay kệ đã tháo ra đêm rửa sạch bằng nước, lau sạch và phơi khô. Chú ý đến miếng nệm cao su ở phần cửa tủ và cánh quạt, đây là 2 phần rất ít chú ý tới ở đó tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
Bước 8 : kiểm tra lại tủ và cắm điện trở lại để kiểm tra
Đến đây đã được coi qua trình vệ sinh tủ đã xong. Ta cần xem kỹ lại các chỗ của tủ xem đã được vệ sinh sạch sẽ và lau khô chưa. Và cắm điện vào chay thử xem tủ có vấn đề gì không.
Những mẹo hay giúp làm giảm tình trạng đóng tuyết trong tủ đông công nghiệp
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không nên để nhiệt độ quá mạnh hay quá yếu mà hãy điều chỉnh phù hợp với loại sản phẩm cần bảo quản.
Phân chia các ngăn tủ lạnh thành các khu vực khác nhau cho các loại thực phẩm.Trước khi bỏ thực phẩm vào bảo quản trong tủ đông thì cần vệ sinh sạch sẽ trước và đóng gói kỹ càng khô ráo, tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các sản phẩm và sẽ hạn chết được hơi nước tích tụ tạo băng tuyết
Thường xuyên vệ sinh tủ và bảo dướng theo chu kỳ 3-4 tháng 1 lần, sẽ giúp cho hệ thống cấp lnhj được hoạt động ổn định.
Sử dụng các loại tủ đông công nghiệp không đóng tuyết và có chết độ xả đông tự động:
Mua tủ đông nhập khẩu chất lượng
Công ty TNHH Thiết bị Thái Bình
– Văn phòng Hà Nội :
Số 16 – BT10 Foresa 7 – Khu đô thị Foresa Villa – Khu đô thị Tasco Xuân Phương – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
– Hotline: 0979.021.579 – 0974.838.318 – 0981 499 912
– Email : kinhdoanh1@thietbithaibinh.com – kinhdoanh4@thietbithaibinh.com – kinhdoanh6@thietbithaibinh.com
– Văn phòng Hồ Chí Minh :
Phòng 3C, tầng 3, 157 – 159 đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình – Thành Phố Hồ Chí Minh
– Hotline: 0976.019.679
quá hay